Để tăng cường sức khỏe cho trẻ và phòng tránh bệnh sởi các bậc cha mẹ cần lưu ý cho trẻ ăn các loại thực phẩm sau:
- Các loại rau củ quả có chứa nhiều Vitamin A và Vitamin C cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Đặc biệt là Vitamin A vì đây là loại vitamin quan trọng cho mắt, chống lại sự tấn công của virus sởi vào mắt bé. Các loại rau củ giàu vitamin A gồm đu đủ, cà rốt, bí đỏ. Các loại hoa quả giàu vitamin C gồm chanh, bưởi, cam … Ngoài các loại thực phẩm có sẵn chúng ta cũng có thể bổ sung 1 số sản phẩm chức năng như Kidsmune. Với nhiều tác động phòng và chữa bệnh vượt trội, Kidsmune giúp trẻ ăn ngon miệng, phát triển chiều cao, tăng cường hệ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ khỏe mạnh hơn.
- Sữa tươi: Sữa tươi cung cấp lượng dinh dưỡng, vitamin, và khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Những trẻ em được uống sữa tươi thường xuyên thì sẽ có sức khỏe rất tốt, hệ miễn dịch được tăng cường, đồng thời nồng độ vitamin D trong máu cũng cao hơn so với các trẻ em khác.
- Sữa chua: Sữa chua có chứa Probiotic, một loại lợi khuẩn đóng vai trò quan trọng để cơ thể bé chống lại bệnh tật và tăng cường tiêu hóa. Nên để bé ăn sữa chua sau bữa ăn chính và nên súc miệng khi ăn xong. Mặc dù nhiều loại thực phẩm khác cũng có probiotic nhưng sữa chua là được coi như nguồn probiotic dồi dào số 1 cho trẻ nhỏ.
- Thịt bò: Thịt bò có chứa rất nhiều kẽm - khoáng chất quan trọng cho hệ miễn dịch của trẻ. Thiếu kẽm là một trong những thiếu hụt dinh dưỡng phổ biến ở trẻ nhỏ. Kẽm trong chế độ ăn uống của trẻ là rất quan trọng đối với sự phát triển của các tế bào bạch huyết - tế bào của hệ miễn dịch giúp nhận ra và tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập, virus và các tác nhân "xấu" khác. Để bổ sung kẽm cho trẻ, mẹ nên ưu tiên cho con ăn thịt bò từ 3-4 bữa/tuần.
- Nấm: Tất cả các loại vitamin đều rất giàu vitamin D và chất chống oxy hóa cần thiết cho việc ngăn ngừa cảm lạnh và tăng cường khả năng miễn dịch.
- Yến mạch: Yến mạch có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, đẩy nhanh tốc độ khỏi bệnh và còn có thể giúp thuốc kháng sinh phát huy tác dụng tốt hơn. Các bậc bà mẹ nên cho con ăn yến mạch khoảng 3 lần/tuần xen kẽ với việc ăn cơm gạo và các loại thực phẩm tinh bột khác.
- Tỏi: Tỏi có chứa nhiều chất kháng sinh allicin chống lại virus gây bệnh. Với trẻ nhỏ, việc cho thêm chút tỏi khi xào nấu không những tăng cường hương vị cho món ăn mà còn giúp bé rất nhiều trong việc tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
- Củ cải đường: Theo Đông y, củ cải đường thường được dùng điều trị bệnh sởi mà nốt ban mọc không nhanh hoặc ban không phát ra được. Dùng củ cải đường 100-150g, gọt vỏ, rửa thật sạch, giã nát nhuyễn, vắt lấy nước cốt, uống để giải khát, hạ nhiệt, để chữa bệnh ôn dịch, sốt cao. Hạt củ cải đường có tác dụng làm mát và ra mồ hôi. Lá có tác dụng tiêu sưng viêm.Kinh nghiệm dân gian điều trị trẻ em bệnh sởi khi ban chưa phát bằng cách dùng củ cải đường, hạt rau mùi, mỗi thứ 10g, nấu nước cho trẻ uống. Tuy nhiên, không dùng củ cải đường cho người bị bệnh đái tháo đường.
Ngoài ra, nên cho trẻ uống nhiều nước để tránh bổ sung lượng nước cho cơ thể giúp giảm các triệu chứng nhiễm trùng. Uống nước cam hoặc nước chanh, bưởi đều đặn trong ngày. Ngoài ra chanh và nước ép cam giàu vitamin C cũng giúp giảm tình trạng mất nước và tăng khả năng miễn dịch. Khi các triệu chứng của bệnh sởi thuyên giảm thì có thể cân bằng chế độ dinh dưỡng: rau quả, trái cây, và ngũ cốc nguyên hạt.
Bột nghệ trộn với mật ong hoặc sữa có thể giúp bệnh nhân sởi nhanh phục hồi và tăng cường khả năng miễn dịch. Bột cam thảo trộn với mật ong giúp giảm ho và viêm họng do virut sởi gây ra. Nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, và chứa đầy đủ chất dinh dưỡng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét